Liên hệ tuyển sinh 0926453456

Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách của trẻ

- Tin tức - Sự kiện
Mỗi người sinh ra và lớn lên đều có một gia đình và đồng thời chịu ảnh hưởng của ba môi trường giáo dục chính là: Gia đình, nhà trường và xã hội. Có thể xem ba môi trường ấy là cái nôi nuôi dưỡng, tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ em, trong đó gia đình là cơ sở, là nền tảng quan trọng có tính chất quyết định nhân cách của các em trong quá trình trưởng thành.
Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách của trẻ

Vai trò của gia đình đối với sự phát triển nhân cách của trẻ em

Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của mỗi con người

Gia đình là nhân tố đầu tiên chỉ bảo, dạy dỗ cho các em hành vi ứng xử theo chuẩn mực và các giá trị tốt đẹp của xã hội : “Học ăn, học nói, học gói, học mở .. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.. Trên kính dưới nhường.. ” Chính vì vậy hành vi đầu đời của các em có dấu ấn sâu sắc của gia đình. Trẻ em có hành vi tốt hay xấu trước hết và chủ yếu là do môi trường giáo dục của gia đình tạo nên.

9 Nguyên tắc giáo dục trẻ Mầm Non mà ba mẹ cần phải nhớ!

Gia đình là nhịp cầu nối với nhà trường 

Gia đình là cái nôi giáo dục đầu tiên, giai đoạn sau các em tiếp tục được sự giáo dục của nhà trường. Đó là môi trường rộng lớn hơn, bạn bè nhiều hơn, kiến thức được mở mang, thể chất ngày càng phát triển, theo đó nhận thức và nhân cách được phát triển rất mạnh ở thời kỳ này.

Gia đình cần thiết lập mối quan hệ mật thiết với xã hội

Gia đình là tế bào của xã hội, nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Gia đình là nơi truyền thụ các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại từ thế hệ này đến thế hệ khác, vì vậy chỉ có thông qua gia đình mới là con đường nhanh nhất, chắc chắn nhất để giáo dục các em theo những chuẩn mực tốt đẹp của xã hội.

Một số biện pháp giáo dục nhân cách cho trẻ em trong gia đình

Trước hết cha mẹ phải là tấm gương cho con 

Tấm gương của cha mẹ để con noi theo đầu tiên là cách cư xử với nhau, cư xử với cha mẹ, ông bà, với những người xung quanh và thái độ trách nhiệm với xã hội. Cha mẹ là tấm gương đầu đời gần gũi với con. Khi cha mẹ là tấm gương tốt, mẫu mực sẽ tạo điều kiện quan trọng để con cái trở thành những người có nhân cách tốt.

Có thể là hình ảnh về 6 người, trẻ em, mọi người đang đi bộ, mọi người đang đứng và ngoài trời

Gia đình được xây dựng  trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau 

Sự bình đẳng được thể hiện khi mọi thành viên trong gia đình đều có quyền nói lên tiếng nói của mình, mọi ý kiến, nguyện vọng tâm tư cần được chia sẻ được đáp ứng nếu chính đáng. Mọi thành viên trong gia đình phải thật sự tôn trọng nhau, không phân biệt giới. Các em trai và gái đều có quyền lợi nghĩa vụ như nhau, được thụ hưởng mọi giá trị như nhau trong học tập, sinh hoạt và trong cuộc sống.

Cha mẹ cần có kiến thức và hiểu biết nhất định 

Hiện nay, sự phát triển của thông tin, của mạng xã hội nên các em tiếp thu rất nhanh cả những điều hay và nhiều điều xấu có hại, vì vậy cha mẹ cần cập nhất thông tin, nắm bắt được nhu cầu, tâm sự, thị hiếu của trẻ để có phương pháp tác động phù hợp đạt hiệu quả.

Có thể là hình ảnh về 4 người, trẻ em, mọi người đang đứng và ngoài trời

 Cha mẹ cũng cần học hỏi, hiểu biết kiến thức về thiên nhiên, xã hội để chia sẻ định hướng sự phát triển nhân cách của các em, nhưng cũng cần tránh sự bất đồng về nội dung phương pháp trong gia đình gây sự hoang mang thiếu niềm tin ở các em.


Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách của trẻ

Xin chào quý phụ huynh, hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
x
Đặt lịch thăm quan trường
[Winter Wonder]_Nhạc kịch Cô bé bán diêm
Mid Autumn Festival 2020
Lễ tựu trường năm học 2020-2021
0.03756 sec| 2040.07 kb