Liên hệ tuyển sinh 0926453456

4 yếu tố quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

- Tin tức - Sự kiện
Phát triển ngôn ngữ của trẻ cần được thực hiện ngay từ bé. Sự giao lưu, trao đổi giữa các thành viên trong gia đình là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển ngôn ngữ và khả năng của trẻ.
4 yếu tố quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Khả năng tiếp nhận ngôn ngữ

Khi nhìn thấy sách báo, tài liệu hay bất kỳ dòng chữ nào thì chúng ta sẽ “tự động” nhận biết, phân loại và lý giải ý nghĩa của chữ, từ, câu xuất hiện trong dòng chữ đó. Đây chính là quá trình tiếp nhận ngôn ngữ. Nếu như quá trình này gặp khó khăn thì cũng đồng nghĩa với việc khả năng nói, đọc chữ và viết chữ của trẻ sẽ gặp trở ngại.

Đọc sách hiệu quả đối với trẻ độ tuổi mầm non | Vinmec

Quan sát xem trẻ có hiểu rõ nghĩa một số từ thông dụng hoặc hơi trừu tượng, đồng thời so sánh với nhóm trẻ cùng lứa tuổi xem khi nói trẻ có biểu hiện dùng từ ấu trĩ hoặc quá đơn giản hay không có thể giúp bạn đánh giá khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ nhà mình.

Khả năng viết tác động lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Khả năng viết và đọc có tác động qua lại với nhau. Bởi khi viết chữ, não sẽ ghi nhớ nhanh và lưu giữ “ấn tượng” về các ký tự đậm nét hơn. Khi trẻ tập đọc, bộ nhớ của não sẽ nhận biết dễ dàng và nhanh chóng cung cấp “thông tin” cho biết đó là chữ gì, từ nào, có ý nghĩa ra sao…

Hướng dẫn cha mẹ cách giao bài tập tiếng Anh cho trẻ 6 tuổi

Ngược lại, nếu chăm chỉ tập đọc, bé sẽ tránh được tình trạng hay quên chữ, từ đó khắc phục tâm lý ngại viết là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc không biết viết chữ.

Các chuyên gia giáo dục khuyên dù đọc và viết bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhưng không vì thế mà các bậc phụ huynh “ép” con phải luyện viết chữ và tập đọc với khối lượng và thời gian như nhau mà nên lựa theo tâm lý của trẻ. Bởi có những trẻ có tâm lý thích đọc hơn viết hoặc chỉ thích viết mà không thích đọc.

Môi trường gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Theo các chuyên gia, thông thường nếu bố mẹ có khả năng biểu đạt (nói, đọc) tốt thì khả năng đọc của con cũng không tồi. Có thể thấy môi trường gia đình có ảnh hưởng tương đối lớn đối với việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Sự ảnh hưởng của yếu tố gia đình đối với khả năng đọc được phân thành 2 loại.

​​

Thứ nhất là ảnh hưởng tích cực khi trong gia đình thường xuyên có sự giao lưu, trao đổi giữa bố – mẹ, bố mẹ – con cái tạo nên sự kích thích phát triển ngôn ngữ của trẻ. Từ đó hình thành trong tư duy trẻ thái độ coi trọng ngôn ngữ – “nguyên liệu” nuôi dưỡng thói quen đọc sách của trẻ.

Thứ hai là kiểu gia đình ít có sự trao đổi, giao lưu bằng ngôn từ giữa trẻ nhỏ và người lớn. Những người trong kiểu gia đình này thường trầm mặc, ít nói và dùng câu từ đơn giản. Một cách tự nhiên, trẻ em sẽ không có được sự kích thích ngôn ngữ, vốn từ vựng không phong phú, sử dụng câu từ không linh hoạt. Các khảo sát thực tế cho thấy ở những gia đình này trẻ thường “đầu tư” thời gian vào việc chơi game, lướt mạng, xem tivi nhiều hơn là đọc sách.

Môi trường giáo dục ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Cũng giống như yếu tố gia đình ở trên, nếu trẻ được học tập trong môi trường giáo dục tiến bộ, có phương pháp và nội dung giảng dạy phù hợp thì thái độ và khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển theo hướng tích cực.

Có thể là hình ảnh về 13 người, trẻ em, mọi người đang ngồi, mọi người đang đứng và trong nhà

Việc tiếp thu kiến thức vượt quá khả năng tư duy của lứa tuổi sẽ khiến trẻ tự ti và dần dần mất dần hứng thú, thậm chí tỏ ra sợ hãi đối với bộ môn tập đọc ở trường. Như thế không những không tốt mà còn kìm hãm sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.


Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về 4 yếu tố quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Xin chào quý phụ huynh, hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
x
Đặt lịch thăm quan trường
[Winter Wonder]_Nhạc kịch Cô bé bán diêm
Mid Autumn Festival 2020
Lễ tựu trường năm học 2020-2021
0.65547 sec| 2038.914 kb